Tại sao không quan hệ vẫn mắc bệnh tình dục?

Mặc dù quan hệ tình dục không an toàn là con đường dễ khiến bạn dễ mắc bệnh tình dục nhất. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp mắc bệnh mặc dù chưa làm chuyện ấy. Vậy thì tại sao không quan hệ vẫn mắc bệnh tình dục? 

BỆNH TÌNH DỤC LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh tình dục là tổng hợp các bệnh lý lây truyền qua việc quan hệ hoặc có tiếp xúc không an toàn với người nhiễm bệnh. Một số bệnh tình dục nguy hiểm phải kể đến hiện nay như là: bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục… 

Các bệnh lý này nếu chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị sẽ có thể lây cho bạn tình và đồng thời dẫn đến vô số biến chứng nguy hiểm như: viêm nhiễm cơ quan sinh dục, ảnh hưởng khả năng sinh sản, có thể dẫn đến vô sinh hoặc biến chứng ung thư cơ quan sinh dục.

Một số bệnh tình dục ở giai đoạn đầu (ủ bệnh) thường khó nhận biết, do đó bệnh nhân thường hay phớt lờ. Đến giai đoạn tiến triển, bệnh hình thành các biểu hiện như: loét vùng kín; nổi mụn vùng kín; sưng, ngứa, chảy máu vùng kín khi quan hệ, đau khi quan hệ, tiết dịch bất thường ở vùng kín…

da khoa hoan cau

NGUYÊN NHÂN KHÔNG QUAN HỆ VẪN MẮC BỆNH TÌNH DỤC

Bệnh tình dục lây qua con đường chính đó là quan hệ tình dục không an toàn như: quan hệ không sử dụng biện pháp bảo vệ với người lạ; quan hệ tình một đêm; quan hệ với bạn tình có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín…

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân vẫn có thể mắc bệnh kể cả khi không quan hệ nếu bạn làm những việc sau đây:

Dùng chung đồ cá nhân với người bệnh

Nếu bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị mắc bệnh tình dục như dao cạo râu, đồ lót, bàn chải đánh răng, cây lăn khử mùi, kim tiêm… cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân này cũng có thể gây ra một số bệnh viêm nhiễm khác, như bệnh viêm gan B và C.

Có tiếp xúc với chất kích thích

Việc sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu bia và thuốc lá có thể làm giảm khả năng tăng cường đề kháng của cơ thể, từ đó khiến bạn dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Có tiếp xúc với dịch, máu từ người bệnh

Nếu bạn có tiếp xúc với đối phương mắc bệnh thông qua đường máu, thông qua chất dịch trên cơ thể người bệnh, trong khi cơ thể bạn cũng đang có vết thương hở thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ cao.

Người mẹ nhiễm bệnh lây truyền sang con

Đối với người mẹ mang thai đang bị nhiễm bệnh tình dục thì thai nhi cũng có nguy cơ bị mắc bệnh từ mẹ. Điều này xảy ra trong quá trình sinh thường, trẻ nhiễm bệnh có thể chậm phát triển hoặc dễ có nguy cơ sinh non.

LÀM GÌ KHI BIẾT MẮC BỆNH TÌNH DỤC?

Nếu bạn nghi ngờ bản thân có mắc bệnh tình dục thông qua các tiếp xúc với người bệnh hoặc có những triệu chứng nghi ngờ, hãy đến các cơ sở chuyên khoa bệnh xã để được làm xét nghiệm ngay.

Thông qua xét nghiệm chẩn đoán như: xét nghiệm máu; xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm dịch vùng kín… cùng triệu chứng liên quan, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn đang mắc bệnh tình dục gì và giai đoạn nào, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Ngoài ra, bạn cũng nên khuyên bạn tình của bạn cùng làm xét nghiệm. Điều này để tránh việc lây lan và phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Bên cạnh đó không nên tiếp tục quan hệ với đối phương khi đang nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc sau khi phát hiện bệnh. Hãy tích cực điều trị đến khi khỏi hoàn toàn.

da khoa hoan cau

PHÒNG NGỪA MẮC BỆNH TÌNH DỤC NHƯ THẾ NÀO?

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bạn cần nắm rõ các biện pháp phòng ngừa như sau:

Cần biết rõ lịch sử sức khỏe của bạn tình

Trước khi quan hệ tình dục, hãy thảo luận cởi mở về lịch sử tình dục với bạn tình mới, đồng thời cần hiểu rõ hơn về đối phương như thế nào, đừng quá vội vàng mà để bản thân phải hối hận.

Không quan hệ tình dục quá sớm

Bạn không nên quan hệ tình dục quá sớm mà hãy nắm rõ kiến thức để bảo vệ bản thân và người thân. Chỉ nên quan hệ khi cảm thấy đối phương an toàn và đã chín chắn hơn.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ

Vợ chồng hoặc các cặp đôi nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe trước các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ

Sử dụng bao cao su đúng cách trước khi quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc khi quan hệ bằng miệng nhằm ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội.

Chung thủy với một bạn tình

Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tình dục bằng cách duy trì quan hệ một vợ một chồng hoặc chỉ một bạn tình để bảo vệ sức khỏe chính mình cũng như của đối phương.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng kín hàng ngày, không dùng chung khăn tắm, đồ lót và đồ dùng cá nhân với người khác để tránh nguy cơ bị lây nhiễm chéo.

Không quan hệ khi đối phương mắc bệnh

Không nên quan hệ tình dục khi bản thân hoặc đối phương xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm hay các vấn đề bất thường ở bộ phận sinh dục.

Tiêm vaccine phòng bệnh

Có thể tiêm vaccine ngừa HPV và các bệnh viêm gan A và B để ngừa bệnh và bảo vệ cho sức khỏe của bạn được an toàn hơn.

Khi có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ nhiễm bệnh tình dục, bạn có thể đến tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được xét nghiệm và điều trị sớm. Phòng khám là chuyên khoa bệnh xã hội với các y bác sĩ chuyên môn và máy móc hiện đại, giúp quá trình thăm khám được diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. 

Mọi thông tin cá nhân của người bệnh tại đây luôn được bảo mật an toàn, không gian khám với sự riêng tư - kín đáo, không làm ảnh hưởng cuộc sống cá nhân của khách hàng, do đó mọi người có thể an tâm hơn.

Với những thông tin vừa rồi, bạn đã biết được nguyên nhân tại sao không quan hệ vẫn mắc bệnh tình dục? mọi thắc mắc, hãy nhấp vào Bảng Chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.

da khoa hoan cau