Sót nhau thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu bị sót nhau thai?

Sót nhau thai là một trong những tai nạn rất nguy hiểm sau sinh sản mà chị em phụ nữ cần chú ý. Tình trạng này nếu không sử lý kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ hoặc gây vô sinh hiếm muộn về sau. Để biết được sót nhau thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu bị sót nhau thai là gì? Mời chị em cùng tham khảo qua bài viết bên dưới.

Sót nhau thai có nguy hiểm không?

Sót nhau thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu bị sót nhau thai?

Sót nhau thai có nguy hiểm không? 

Theo các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hòan Cầu cho biết, sau khi sinh, bà bầu sẽ được xổ nhau thai để lấy hết phần nhau thai ra khỏi tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai không được xổ ra hết, mà sót lại trong bụng thì sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của sản phụ. Do đó, sau sinh chị em cần chú ý tới những dấu hiệu sót nhau thai để phát hiện kịp thời.

Trường hợp sản phụ bị sót nhau thai sau sinh sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Sót nhau thai có thể dẫn đến viêm nhiễm niêm mạc tử cung, tắc ống dẫn trứng, viêm cơ tử cung… gây vô sinh về sau. Trường hợp nặng có thể dẫn tới xuất huyết và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

da khoa hoan cau

Nguyên nhân gây ra tình trạng sót nhau thai

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng sót nhau thai. Trong đó phổ biến là những nguyên nhân sau:

- Nhau thai của sản phụ bám sâu vào thành tử cung, nên khi lấy ra nhau bị đứt hoặc không lấy được hết, dẫn tới sót nhau.

- Nhau thai bám vào vết sẹo do lần sinh mổ trước đó để lại, hoặc bám vào vết rạch nào đó ở tử cung.

- Nhau thai dính vào vết nạo phá thai trước đó, chỗ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng sau một thủ thuật hoặc phẫu thuật nào đó.

- Bác sĩ lấy nhau không kỹ sau khi sản phụ sinh con, dẫn tới không lấy hết nhau khiến nhau sót lại.

Những dấu hiệu sót nhau thai bà bầu cần lưu ý

Sót nhau thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu bị sót nhau thai?

 Dấu hiệu bị sót nhau thai?

Nhau thai là phần gắn liền với tử cung, kết nối cơ thể mẹ với bào thai giúp cung cấp các chất dinh dưỡng, oxy để thai nhi phát triển bình thường. Bên cạnh đó, nhau thai còn sản sinh ra các hormone để giúp thai nhi phát triển khỏa mạnh hàng ngày.

Khi em bé ra đời, nhau thai không còn vai trò gì nữa nên sẽ được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhau thai có thể bị sót lại trong bụng mẹ. Dấu hiệu sót nhau thai dễ nhận biết nhất có thể kể đến như:

+ Ra nhiều máu sau sinh: Nhiều người thường nhầm lẫn đó là sản dịch. Tuy nhiên, máu do sót nhau có màu đen, mùi hôi khó chịu

+ Đau bụng dưới âm ỉ: Cơn đau kéo dài ở vùng bụng dướIkèm theo tình trạng sốt nhẹ.

Nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sót nhau thai như kể trên, sản phụ cần thông báo ngay cho các chuyên gia để được kiểm tra và điều trị sớm.

Cách xử lý khi sản phụ bị sót nhau thai

- Trong trường hợp bị sót nhau thai, chuyên gia có thể phải tiến hành phẫu thuật để cầm máu và nạo hút nốt phần nhau thai ra ngoài. Đồng thời sản phụ sẽ được kê thuốc kháng sinh để làm co tử cung và phòng ngừa viêm nhiễm. Trong trường hợp phải dùng kháng sinh, chị em hãy cẩn thận khi cho trẻ bú.

- Để phòng tránh việc sót nhau thai sau sinh, mẹ nên chọn phương pháp sinh thường khi thai nhi đủ tuần tuổi sẽ tốt hơn. Hạn chế sinh mổ để chọn ngày sinh tốt cho bé khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi.

- Ngoài ra, chị em phụ nữ nên hạn chế việc hút, nạo phá thai.

- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm tử cung trong thời gian mang thai.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia chuyên khoa về các vấn đề sót nhau thai của sản phụ sau khi sinh. Nếu vẫn còn thắc mắc cần tư vấn thêm về vấn đề sức khỏe sinh sản, hãy nhấp vào bảng bên dưới để được giải đáp tận tình.

da khoa hoan cau