Sa tinh hoàn là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Sa tinh hoàn không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản mà còn làm giảm sự tự tin và hứng thú trong quan hệ tình dục. Vậy sa tinh hoàn là gì? Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng khám phá chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

phong kham hoan cau quan 5

Sa tinh hoàn là gì?

Sa tinh hoàn, hay còn gọi là chứng tinh hoàn chảy xệ, là tình trạng mà tinh hoàn nằm ở vị trí thấp hơn so với bình thường trong bìu. Hiện tượng này có thể do sự suy yếu của các cơ và mô liên kết xung quanh tinh hoàn, thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.

Nam giới có thể dễ dàng nhận biết sa tinh hoàn thông qua những biểu hiện sau:

 Tinh hoàn nằm thấp trong bìu: Tinh hoàn nằm thấp hơn so với vị trí thông thường, dễ nhận thấy nhất khi đứng hoặc ngồi.

 Cảm giác nặng nề ở bìu: Người bệnh thường cảm thấy nặng nề, không thoải mái ở vùng bìu, đặc biệt là sau khi vận động hoặc đứng lâu.

 Đau hoặc khó chịu: Đôi khi, tình trạng sa tinh hoàn gây ra đau hoặc khó chịu, có thể tăng lên khi thực hiện các hoạt động thể chất.

 Bìu to hơn bình thường: Kích thước bìu lớn hơn bình thường, không cân xứng và có thể nhìn thấy rõ hơn khi tắm hoặc kiểm tra vùng kín.

 Khó khăn trong quan hệ tình dục: Tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động tình dục, gây ra sự thiếu tự tin và giảm hứng thú trong quan hệ tình dục.

 Sự thay đổi trong hình dạng bìu: Bìu thay đổi hình dạng, với một bên bìu lớn hơn hoặc thấp hơn bên còn lại.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

phong kham hoan cau quan 5

Nguyên nhân sa tinh hoàn

Nếu bạn đã biết sa tinh hoàn là gì thì không thể bỏ qua việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng nay. Sa tinh hoàn do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

Lão hóa tự nhiên

Khi nam giới già đi, các cơ và mô liên kết xung quanh tinh hoàn dần mất đi độ đàn hồi và sức mạnh. Điều này làm cho tinh hoàn trở nên yếu hơn và dần dần chảy xệ xuống. Lão hóa là một quá trình không thể tránh khỏi và tình trạng sa tinh hoàn thường thấy ở nam giới lớn tuổi.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch trong bìu bị giãn ra, gây ra cảm giác nặng nề và đau đớn. Khi các tĩnh mạch này giãn, chúng có thể làm cho tinh hoàn bị kéo xuống dưới, dẫn đến hiện tượng sa tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gặp ở nam giới trẻ tuổi và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn xảy ra khi một phần của ruột hoặc mô mỡ trong bụng chui vào ống bẹn, gây ra khối phồng trong bìu. Khối phồng này có thể đẩy tinh hoàn xuống dưới, dẫn đến tình trạng sa tinh hoàn. Thoát vị bẹn cần được phẫu thuật sửa chữa để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm của mào tinh hoàn, thường do nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi mào tinh hoàn bị viêm, nó có thể sưng và đau, kéo tinh hoàn xuống dưới và gây ra hiện tượng sa tinh hoàn.

Chấn thương vùng bìu

Các chấn thương trực tiếp vào vùng bìu có thể gây ra tình trạng sa tinh hoàn. Chấn thương làm hỏng các cấu trúc giữ tinh hoàn ở vị trí bình thường, khiến cho tinh hoàn bị kéo xuống dưới. Tình trạng này thường gặp ở những người tham gia các hoạt động thể thao hoặc lao động nặng.

Các khối u

Sự phát triển của các khối u lành tính hoặc ác tính trong bìu có thể làm thay đổi cấu trúc và vị trí của tinh hoàn, dẫn đến sa tinh hoàn. Các khối u này phát triển từ tinh hoàn hoặc từ các mô xung quanh, cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng.

Yếu tố di truyền

Trong một số trường hợp, sa tinh hoàn có thể do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người từng mắc phải tình trạng này, nguy cơ mắc bệnh của các thế hệ sau cũng tăng lên. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển và độ bền của các cơ và mô liên kết quanh tinh hoàn.

Biến chứng của sa tinh hoàn

Sa tinh hoàn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả. Mức đọ nguy hiểm của biến chứng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Những nguy cơ biến chứng gồm:

Sức khỏe sinh sản: Sa tinh hoàn có thể làm tăng nhiệt độ vùng bìu, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, gây khó khăn trong việc sinh sản.

Đau và khó chịu: Tình trạng này thường gây ra cảm giác nặng nề và đau đớn ở vùng bìu, đặc biệt khi đứng lâu hoặc vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Biến chứng từ bệnh lý: Nếu sa tinh hoàn do các bệnh lý như giãn tĩnh mạch thừng tinh, thoát vị bẹn hoặc viêm mào tinh hoàn gây ra, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Tác động tâm lý: Cảm giác mất tự tin và lo lắng về khả năng tình dục và sinh sản có thể dẫn đến stress, trầm cảm.

Nguy cơ khối u: Trong một số trường hợp hiếm, sa tinh hoàn có thể là dấu hiệu của khối u trong bìu, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

phong kham hoan cau quan 5

Điều trị sa tinh hoàn

Việc điều trị sa tinh hoàn cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, dựa trên nguyên nhân cụ thể và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Khi bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sa tinh hoàn, hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế tại những cơ sở uy tín để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên khám ở đâu thì hãy dến khoa Nam học của Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu ở TP HCM. Tại đây, các chuyên gia sẽ chẩn đoán lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng tình trạng sa tinh hoàn.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen để giảm đau và viêm. Nếu sa tinh hoàn do nhiễm trùng như viêm mào tinh hoàn gây ra, chuyên gia sẽ kê đơn kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thoát vị bẹn: Nếu sa tinh hoàn do thoát vị bẹn, phẫu thuật để sửa chữa thoát vị là cần thiết. Quá trình này bao gồm đưa phần thoát vị trở lại vị trí ban đầu và gia cố vùng yếu bằng lưới.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đối với giãn tĩnh mạch thừng tinh, phẫu thuật có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm triệu chứng. Phẫu thuật này thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi hoặc vi phẫu.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Nếu sa tinh hoàn do khối u, phẫu thuật để loại bỏ khối u là cần thiết. Đôi khi, việc loại bỏ toàn bộ tinh hoàn là cần thiết nếu khối u ác tính.

Với những thông tin được chia sẻ chi tiết ở trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ được sa tinh hoàn là gì. Nếu bạn còn những thắc mắc khác thì hãy bấm vào khung chat bên dưới nhé!

phong kham hoan cau quan 5