Mắc tiểu nhưng tiểu ít là bệnh gì? có nguy hiểm không?

Mắc tiểu nhưng tiểu ít khiến người mắc phải vô cùng khó chịu, ảnh hưởng công việc và giấc ngủ. Dù không phải là một vấn đề quá lớn nhưng nó có thể gây ra sự bất tiện không hề nhỏ, đôi khi cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Vậy thì mắc tiểu nhưng tiểu ít là bệnh gì? có nguy hiểm không?

da khoa hoan cau

TÌM HIỂU MẮC TIỂU NHƯNG TIỂU ÍT LÀ BỆNH GÌ?

Mắc tiểu nhưng tiểu ít là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến tâm lý, gây bất tiện và ảnh hưởng cả sức khỏe người bệnh. Biểu hiện là khi bạn mới vừa tiểu xong nhưng chưa đầy 5 - 10 phút là lại mắc tiểu, nhưng mỗi lần tiểu thì lượng nước tiểu ít, đôi khi chỉ vài giọt.

Triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ thống đường tiết niệu. Dưới đây là một số nguyên nhân và bệnh lý phổ biến như sau:

Mắc tiểu nhưng tiểu ít do bị nóng trong người

Khi cơ thể bạn trở nên quá nóng, đặc biệt là gan thì sẽ gây ra hiện tượng muốn đi tiểu nhưng nước tiểu lại ít hay bên cạnh đó tình trạng đi tiểu bị đau.

Mắc tiểu nhưng tiểu ít do viêm niệu đạo

Khi niệu đạo bị viêm, thì vùng viêm sẽ sưng to, gây áp lực lên ống niệu đạo, làm hẹp hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu, từ đó gây khó khăn trong quá trình tiểu tiện và dẫn đến tình trạng tiểu khó khăn.

Mắc tiểu nhưng tiểu ít do bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Tình trạng này thường bao gồm viêm bể thận và viêm bàng quang. Khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào niệu đạo, không chỉ gây viêm hệ niệu đạo mà còn có khả năng di chuyển lên các bộ phận khác của hệ tiết niệu như: bàng quang, ống thận và thận…. điều này dẫn đến rối loạn trong hệ tiết niệu cùng những biểu hiện khác.

Viêm, phì đại tuyến tiền liệt ảnh hưởng việc tiểu tiện

Khi tuyến tiền liệt bị viêm hoặc do phì đại, nó có thể tăng kích thước và trọng lượng. Khi tuyến tiền liệt phình to, sẽ làm chèn ép vào bàng quang và ống niệu đạo, gây ra các triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu không ra hoặc tiểu ít, tiểu buốt…

TÁC HẠI CỦA MẮC TIỂU NHƯNG TIỂU ÍT LÀ GÌ?

Nếu không được điều trị, tình trạng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít dài ngày có thể dẫn đến các nguy cơ sau:

+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính: Vi khuẩn gây bệnh nếu không được điều trị dứt điểm có thể lây lan gây ảnh hưởng đến thận, gây ra viêm bể thận, thậm chí đe dọa tính mạng.

+ Tổn thương bàng quang: Bàng quang co bóp liên tục cũng có thể dẫn đến yếu cơ bàng quang, khiến bạn dễ bị tiểu són, tiểu ít.

+ Sỏi niệu: Khi sỏi không được điều trị có thể to ra, gây tắc nghẽn đường tiết niệu, từ đó dẫn đến suy thận hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

+ Suy giảm chất lượng cuộc sống: Mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

da khoa hoan cau

ĐIỀU TRỊ MẮC TIỂU NHƯNG TIỂU ÍT NHƯ THẾ NÀO?

Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào nên trên, bạn không nên bỏ qua và phớt lờ, lúc này bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và lên kế hoạch điều trị theo phương pháp phù hợp.

Điều trị bằng cách sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít hiệu quả và nhanh chóng. Một số nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm: thuốc uống, thuốc đặc, thuốc lợi tiểu hay thuốc tiêm phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng chỉ dẫn để đạt hiệu quả mong muốn.

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Trường hợp bạn bị các vấn đề về thận nhưng ở giai đoạn nặng, hoặc dùng thuốc không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp ngoại khoa như: chiếu sóng, thủ thuật nội soi… để loại bỏ bệnh lý tốt hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ khác, bao gồm:

+ Tránh các món cay: Thực phẩm gây cay có thể tăng tốc độ mất nước nếu bạn thường hoạt động thể chất dưới trời nóng, do đó nên hạn chế việc ăn cay.

+ Tránh hoạt động gắng sức: Đừng nên vận động quá sức dưới thời tiết oi ả, đây là điều không tốt vì sẽ khiến bạn bị mất nước. 

+ Bổ sung kali nhiều hơn. Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu kali như chuối, dứa, khoai lang và xoài… để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và đủ nước.

+ Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ: Hãy nên giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh suy nghĩ lo âu quá nhiều. Điều này cũng tác động phần nào đến việc bạn thường xuyên tiểu tiện.

Nếu muốn được thăm khám, kiểm tra sức khỏe, cũng như điều trị các vấn đề liên quan đến tiết niệu gây tiểu nhiều lần, bạn có thể tham khảo Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, một trong những cơ sở chuyên khoa uy tín, luôn tận tâm với bệnh nhân.

Phòng khám quy tụ các y bác sĩ chuyên môn, tay nghề thành thạo và kinh nghiệm vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao với người bệnh. Tại đây, bạn sẽ được khám kỹ càng, tìm ra chính xác bệnh lý và điều trị hiệu quả với hệ thống máy móc y khoa tiên tiến.

Những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu thêm về tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít là bệnh gì? có nguy hiểm không? qua đó bạn đọc cũng sẽ phần nào có cho mình kiến thức quan trọng để phòng bệnh và điều trị hiệu quả nếu có dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ. Mọi thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ chuyên viên phòng khám bằng cách nhấp vào Bảng Chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.

da khoa hoan cau