Cùng Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu TPHA là gì?

TPHA là phương pháp hiệu quả để phát hiện bệnh giang mai, một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu kết quả TPHA là dương tính, nguy cơ mắc bệnh giang mai của bạn tăng lên đáng kể. Dưới đây là thông tin cùng Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu TPHA là gì, quy trình thực hiện và cách đọc kết quả, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại xét nghiệm này!

Cùng Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu TPHA là gì?

Xét nghiệm TPHA, hay còn được gọi là xét nghiệm Treponema pallidum, là một phương pháp phát hiện kháng thể đặc hiệu cho vi khuẩn gây bệnh giang mai. Đây là một loại xét nghiệm huyết thanh giúp chẩn đoán bệnh giang mai, một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai có thể xuất hiện ở hai trạng thái:

Giang mai có biểu hiện lâm sàng: Bệnh có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm các vết ban đỏ, sẩn, cục, các tổn thương da, niêm mạc trên cơ quan sinh dục ngoài, kèm theo sự xuất hiện của hạch ngoại vi.

► Giang mai không biểu hiện lâm sàng (giang mai tiềm ẩn): Trong trường hợp này, không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, bệnh được gọi là giang mai tiềm ẩn hoặc giang mai kín. Bệnh này thường chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu.

Để chẩn đoán bệnh giang mai, có nhiều phương pháp, trong đó xét nghiệm TPHA là một phương pháp quan trọng. Xét nghiệm này sử dụng kỹ thuật Treponema Pallidum Hemagglutination Assay để tìm kiếm phản ứng đặc hiệu, xác định sự hiện diện của xoắn khuẩn giang mai trong máu người bệnh. Xét nghiệm TPHA cung cấp thông tin quan trọng để xác nhận hoặc loại trừ bệnh giang mai và định rõ giai đoạn của nó.

Mục đích của xét nghiệm TPHA là gì?

Xét nghiệm TPHA được thực hiện với mục đích chính là phát hiện sự hiện diện của kháng thể chống xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương của người bệnh. Kết quả của xét nghiệm, kết hợp với các biểu hiện lâm sàng khác, đóng góp quan trọng vào quá trình chẩn đoán bệnh giang mai.

Nguyên lý của TPHA

Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách kích thích sản xuất kháng thể. Những kháng thể này sẽ tương tác với kháng nguyên của xoắn khuẩn, tạo ra sự ngưng kết và trung hòa chúng, từ đó ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Nguyên lý này là cơ sở cho bộ xét nghiệm TPHA, trong đó các tế bào (hồng cầu) đã được gắn kháng nguyên xoắn khuẩn giang mai. Khi huyết thanh của người bệnh giang mai tiếp xúc với các tế bào này, phản ứng ngưng kết sẽ xảy ra, đánh dấu sự hiện diện của kháng thể và hỗ trợ trong việc chẩn đoán bệnh.

Các loại xét nghiệm TPHA hiện nay

Có 2 loại xét nghiệm TPHA được áp dụng để nhận diện bệnh giang mai, cụ thể:

Xét nghiệm TPHA dạng định tính

Xét nghiệm TPHA định tính là một phương pháp giúp xác định sự có hay không có kháng thể TPHA trong huyết thanh, mà không đo lường được độ chênh lệch của kháng thể đó. Do đó, xét nghiệm TPHA định tính chỉ mang giá trị trong quá trình chẩn đoán và không thể theo dõi quá trình điều trị bệnh.

Quy trình thực hiện xét nghiệm TPHA định tính như sau:

Bảo quản mẫu sinh phẩm ở nhiệt độ phòng.

 Pha loãng huyết thanh theo tỷ lệ 1:20 ở ống nghiệm số 1 và nhỏ vào hai chiếc ống nghiệm (giếng) khác nhau số 2 và số 3.

 Nhỏ control cell – tế bào không gắn kháng nguyên vào trong giếng thứ 2 (với độ pha loãng của huyết thanh là 1/80).

 Tiếp theo, nhỏ test cell - dung dịch tế bào gắn kháng nguyên vào giếng thứ 3 (với độ loãng huyết thanh là 1/80).

 Lắc nhẹ bằng phiến nhựa hoặc sử dụng máy phân tích rung trong khoảng 5 phút.

 Đậy nắp và giữ nguyên ở nhiệt độ phòng từ 45-60 phút để kết quả hình thành.

Xét nghiệm TPHA dạng định lượng?

Cùng Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu TPHA là gì với dạng định lượng. Xét nghiệm TPHA định lượng là phương pháp phân tích ngưng kết hồng cầu thụ động, giúp phát hiện cũng như chẩn đoán các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh giang mai. Được thực hiện sau khi kết quả xét nghiệm TPHA định tính của bệnh nhân là dương tính. Xét nghiệm này nhằm định lượng hiệu giá kháng thể chống giang mai trong máu, đặc biệt là tỷ lệ pha loãng huyết thanh cao nhất.

Cách thực hiện xét nghiệm TPHA định lượng:

 Pha loãng huyết thanh theo tỷ lệ 1:20 (190 giọt dung dịch pha loãng và 10 giọt huyết thanh) và đổ vào giếng 1, sau đó trộn đều.

 Nhỏ 25 giọt dung dịch pha loãng huyết thanh vào mỗi giếng từ giếng 4 đến 10.

 Chuyển thêm 25 giọt huyết thanh mà đã tiến hành pha loãng vào giếng 2, 3 và 4. Sau đó, lấy 25 giọt từ giếng này.

 Lặp lại quy trình trên cho đến khi hết ống nghiệm số 10.

 Thêm 75 giọt Control cell vào giếng số 2 và Test cell vào giếng tiếp theo.

 Gõ nhẹ vào tấm vi lọc hoặc sử dụng máy phân tích rung trong khoảng 5 phút.

 Đậy nắp và giữ ở nhiệt độ phòng từ 45-60 phút để kết quả hình thành.

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm TPHA

Ở mỗi loại xét nghiệm TPHA sẽ có cách đọc kết quả khác nhau. Sau đây chuyên gia đã có hướng dẫn cụ thể để bệnh nhân có thể nhận biết như sau:

Đọc kết quả TPHA định tính

Đánh giá kết quả dựa trên điều kiện phản ứng: Nếu giếng chứa mẫu bệnh phẩm lắng xuống đáy giếng thành một nút đỏ (với nồng độ pha loãng là 1/80), đó sẽ là kết quả âm tính. Cần kèm theo các mẫu chứng, mẫu xét nghiệm chứng dương tính và âm tính để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Đọc kết quả TPHA định lượng

Đọc kết quả xét nghiệm TPHA định lượng có thể được mô tả như sau:

Kết quả dương tính mạnh:

- Dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên: Tạo lỗ nhỏ ở đáy giếng.

- Dung dịch tế bào gắn kháng nguyên: Tạo lớp mỏng bao phủ toàn bộ đáy ống nghiệm.

 Kết quả dương tính yếu:

- Dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên: Lỗ nhỏ ở đáy giếng.

- Dung dịch tế bào gắn kháng nguyên: Lớp mỏng khoảng 1/3 ở đáy ống nghiệm.

 Kết quả âm tính:

- Dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên: Lỗ nhỏ ở đáy giếng.

- Dung dịch tế bào gắn kháng nguyên: Lắng đọng tạo lỗ nhỏ ở đáy ống nghiệm.

 Kết quả không xác định:

- Dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên: Lắng đọng tạo lỗ nhỏ ở đáy giếng.

- Dung dịch tế bào gắn kháng nguyên: Lắng đọng tạo hình chiếc nhẫn bọc viền bao xung quanh.

 Kết quả phản ứng không đặc hiệu:

- Đối với cả hai loại dung dịch, đều cho phản ứng dương tính. Trong trường hợp mẫu ngưng kết với ống nghiệm chứa Control cell và Test cell, cần làm lại:

- Nhỏ khoảng 100 microlit bệnh phẩm vào ống nghiệm và đổ 400 microlit Control cell vào.

- Trộn đều hỗn hợp và sau đó tiến hành ủ 1 tiếng ở nhiệt độ phòng.

- Ly tâm 1000 vòng trong 15 phút và sử dụng pipet để hút lấy nước nổi trên bề mặt với tỷ lệ 1:5.

Xét nghiệm TPHA là một xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh giang mai và cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa. Do đó, nếu có các triệu chứng nghi ngờ bị giang mai, bạn cần đến địa chỉ uy tín để làm xét nghiệm TPHA. Chẳng hạn như chuyên khoa Bệnh xã hội của Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu.

Phòng khám Hoàn Cầu là một trong các địa chỉ đáng tin cậy cho bệnh nhân tại TPHCM cũng như những tỉnh, thành lân cận. Phòng khám được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Giúp quá trình xét nghiệm TPHA diễn ra nhanh chóng, chính xác cho bệnh nhân.

Với nội dung cùng Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu tìm hiểu TPHA là gì trên đây, chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai này. Nếu cần đặt hẹn khám và tư vấn các thắc mắc một cách nhanh chóng, riêng tư và không mất phí, bạn có thể click vào ô chat cuối bài để gặp đội ngũ tư vấn viên nhé!

da khoa hoan cau