Buồng trứng và hormone sinh dục nữ có chức năng gì?
Buồng trứng là cơ quan sinh sản của phụ nữ. Buồng trứng tiết ra 2 hormon chính đó là estrogen và progesterone. Những vấn đề ảnh hưởng đến những cơ quan này đều khiến chị em phụ nữ gặp ảnh hưởng không nhỏ về sức khỏe sinh lý, sinh sản cũng như đời sống tình dục. Vậy thì buồng trứng và hormone sinh dục nữ có chức năng gì? chị em quan tâm có thể tìm hiểu qua thông tin bên dưới.
TÌM HIỂU VỀ BUỒNG TRỨNG VÀ HORMONE SINH DỤC NỮ
Buồng trứng và chức năng chính của buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan sinh dục nữ và có 2 buồng trứng nằm ở 2 bên phải và trái. Mỗi buồng trứng sẽ có hình dạng giống như hạt dẻ với chức năng sản xuất trứng cũng như tạo ra các hormone quan trọng giúp cho quá trình sinh sản và kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.
Trong quá trình rụng trứng, một quả trứng sẽ được giải phóng từ buồng trứng và di chuyển xuống tử cung thông qua ống dẫn trứng. Nếu quả trứng này được thụ tinh bởi tinh trùng, nó có thể phát triển tạo thành một phôi thai.
Chức năng của buồng trứng bao gồm:
+ Sản xuất trứng: Buồng trứng chính là nơi sản xuất và lưu trữ các tế bào trứng. Mỗi tháng, một số nang trứng sẽ phát triển, một trong số chúng có thể trở thành trứng chín để rụng tạo thành quá trình hành kinh và thụ thai nếu gặp tinh trùng.
+ Sản xuất hormone: Buồng trứng cũng có nhiệm cụ sản xuất 2 hormone sinh dục quan trọng là: estrogen và progesterone, trong đó:
- Tác dụng của hormone estrogen đó là bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổi dậy thì như: phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói, dáng, vai hẹp hông nở..
Estrogen còn tác dụng tới tử cung, cổ tử cung, vòi trứng… giúp trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung. Ngoài ra estrogen còn tác dụng lên âm đạo, tác dụng đến tuyến vú, chuyển hoá và xương.
- Tác dụng của progesterone đó là kích thích bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị niêm mạc tử cung sẵn sàng để đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
Hormone này cũng giúp làm giảm co bóp cơ tử cung, ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường ổn định cho thai phát triển.
Hormone sinh dục nữ và chức năng của Hormone sinh dục nữ
Hormone hay còn gọi là nội tiết tố nữ, là chất được tiết ra bởi một hoặc nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm: tuyến yên, buồng trứng, tuyến tụy, tuyến giáp, tinh hoàn,...
Các hormone hỗ trợ truyền tín hiệu của các tế bào cơ quan này đến các mô của cơ quan khác để điều chế hoạt động. Hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua đường máu hoặc qua các ống dẫn. Nếu một người bị rối loạn nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến không nhỏ đến bộ phận và cơ quan bên trong cơ thể.
Các tác nhân bên trong hoặc bên ngoài đều có thể ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone của các cơ quan, như bệnh tật, di truyền, môi trường sống, tuổi tác,..
Việc rối loạn hormone sinh dục ở nữ có thể khiến họ dễ bị thay đổi cảm xúc, da xuất hiện nhiều mụn, giảm ham muốn, tăng huyết áp…
Chức năng của hormone sinh dục nữ:
+ Tham gia vào quá trình thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào, các mô cơ quan bên trong cơ thể.
+ Có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho toàn bộ cơ thể.
+ Hormone sinh dục còn có thể tham gia vào quá trình điều hòa và cân bằng nội mô của cơ thể, ở giữa các dịch nội và ngoại bào.
+ Thực hiện việc điều hòa các hoạt động bình thường của hệ thống cơ quan sinh dục cùng chức năng sinh sản.
+ Hỗ trợ cơ thể nhanh thích nghi với những điều kiện của môi trường bên trong và bên ngoài như duy trì nhiệt độ,...
+ Điều chỉnh cảm xúc, cũng như tâm trạng và nhận thức của não bộ.
+ Ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh lý bên trong cơ thể của tuổi dậy thì như: tâm trạng sự phát triển của cơ thể.
MỘT SỐ BỆNH GẶP Ở BUỒNG TRỨNG CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HORMONE SINH DỤC NỮ
Có một số vấn đề bệnh lý thường gặp tại cơ quan sinh sản của chị em, đặc biệt là tại nơi sản xuất trứng, đồng thời ảnh hưởng đến hormone nữ, bao gồm:
Bệnh buồng trứng đa nang (PCOS)
Đây là tình trạng khi có quá nhiều nang trứng không phát triển trong buồng trứng. Chị em mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, tăng cân, tăng sự phát triển lông, và thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do trứng không thể rụng và không thể thụ tinh.
Bệnh u bì buồng trứng
Đây là các u có chứa các tế bào và cấu trúc khác nhau, thậm chí có thể chứa răng, tóc và các thành phần khác của cơ thể. Chúng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng cần phẫu thuật để loại bỏ tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Bệnh u nang buồng trứng
Các u nang thường là các túi có chứa chất lỏng bên trong. Thông thường thì u nhỏ sẽ không gây ra triệu chứng, nhưng trong một số trường hợp, u có thể phát triển lớn và gây đau bụng hoặc gây vỡ nang.
Ung thư phụ khoa
Một số trường hợp có u ác tính có thể xuất hiện tại buồng trứng. Đây là một bệnh ung thư nghiêm trọng, có thể không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu. Điều quan trọng là chị em nên nhận biết sớm để có cơ hội điều trị tốt hơn.
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ DUY TRÌ BUỒNG TRỨNG VÀ NỘI TIẾT TỐ ỔN ĐỊNH
Để duy trì sức khỏe của buồng trứng, nội tiết tố nữ nói riêng và cơ thể nói chung một cách ổn định, chị em có thể thực hiện một số thay đổi trong lối sống và chăm sóc sức khỏe của mình như:
+ Xây dựng một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng, đảm bảo đủ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết, protein và chất béo.
+ Duy trì lối sống vận động có lợi cho sức khỏe như tập thể dục đều đặn, hạn chế vận động quá sức, ăn uống bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
+ Thực hiện các biện pháp giúp làm giảm căng thẳng như thiền, tập yoga, tập thể dục, và duy trì cân nặng ổn định,... để cải thiện tình trạng của buồng trứng.
+ Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào và sớm đưa ra các biện pháp can thiệp cần thiết.
Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là địa chỉ uy tín trong việc thăm khám và điều trị các vấn đề về Sản - Phụ Khoa. Do đó, nếu chị em có những biểu hiện nghi ngờ bệnh lý liên quan đến buồng trứng hoặc hormone nữ như: kinh nguyệt không đều; suy giảm ham muốn; đau rát khi quan hệ; âm đạo khô rát; hay đau bụng đau lưng,... có thể lựa chọn tại đây để được kiểm tra và có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Chị em có thể đến bất kỳ ngày nào trong tuần, bao gồm cả ngày T7 - CN hoặc ngày Lễ Tết. Phòng khám mở cửa từ 8h - 20h, chị em cũng có thể đặt hẹn trước để được hỗ trợ làm thủ tục nhanh chóng, không phải chờ đợi quá lâu.
Buồng trứng và hormone sinh dục nữ có chức năng gì chị em đã được tìm hiểu qua những thông tin sức khỏe trên. Mọi thắc mắc, chị em có thể nhấp vào Bảng Chat bên dưới để được bác sĩ tư vấn hỗ trợ.