Bị viêm tiết niệu sau sinh và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu sau sinh đã trở thành nỗi lo lắng và sợ hãi của nhiều sản phụ bởi vừa phải chăm con, vừa phải lo đến bệnh lý. Vậy bị viêm tiết niệu sau sinh và cách điều trị như thế nào? Thông tin bài viết sau đây, thai phụ có thể theo dõi để có thêm kiến thức hữu ích.

TẠI SAO CHỊ EM BỊ VIÊM TIẾT NIỆU SAU SINH

Thực tế thì viêm đường tiết niệu là một bệnh viêm nhiễm được gây ra bởi cầu khuẩn E.Coli. Sau khi các vi khuẩn này xâm nhập thành công vào hệ tiết niệu của người phụ nữ thì sẽ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng.

Theo nhiều nghiên cứu thì tỉ lệ bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới sẽ cao hơn hẳn so với nam giới. Nguyên nhân là do cấu trúc sinh học của cơ thể phụ nữ gây bất lợi trong vấn đề này hơn so với người đàn ông. Các chị em có đường niệu đạo ngắn, gần hậu môn nên vi khuẩn cũng dễ xâm nhập vào cơ thể.

Trong quá trình sinh nở, các chị em có thể chọn sinh thường hoặc sinh mổ nhưng nguy cơ bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh của cả hai phương pháp sinh này vẫn cao như nhau, bởi:

+ Sản dịch sau khi sinh sẽ được xuất ra ngoài cơ thể theo đường âm đạo, chị em phả dùng băng vệ sinh thường xuyên. Thời gian còn sản dịch cũng là thời gian băng vệ sinh tạo môi trường lý tưởng để phát sinh tình trạng viêm nhiễm. Dù các chị em có thường xuyên vệ sinh và thay băng thì nguy cơ nhiễm khuẩn ở  niệu đạo vẫn là rất cao.

+ Bên cạnh đó, việc chị em mất sức do sinh con sẽ làm giảm sức đề kháng vốn có của cơ thể. Thời gian sau sinh khoảng 2 - 3 tháng (giai đoạn ở cữ) chính là giai đoạn cơ thể thai phụ dễ mắc các loại bệnh lý, như vậy đây cũng là khoảng thời gian khiến chị em dễ bị viêm đường tiết niệu sau sinh.

+ Việc không tắm rửa, không vệ sinh vùng kín thường xuyên do sợ đau hoặc kiêng cữ, cũng là nguyên nhân làm cho vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh chóng.

da khoa hoan cau

DẤU HIỆU CỦA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU SAU SINH LÀ GÌ?

Chị em sau sinh có những dấu hiệu sau đây nên thận trọng với viêm đường tiết niệu, cụ thể:

+ Khi đi tiểu, nước tiểu đục, có cặn, đi kèm máu hoặc có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, kèm theo cảm giác đau buốt khi đi tiểu.

+ Các chị em đã bị nhiễm bệnh đường tiết niệu cũng có tần suất đi tiểu nhiều hơn hẳn bình thường. 

+ Nhiều thời điểm chị em đã cảm thấy mót tiểu rất mạnh nhưng lại chỉ có thể đi tiểu được ít nước, kèm theo kiểu tiểu rắt.

+ Cơ thể mỏi mệt, khó chịu, đồng thời có thể sốt nhẹ đến sốt cao. Đây cũng là một trong khi mắc bệnh.

Ngoài ra, một số chị em đã bị viêm đường tiết niệu sau sinh còn cho biết họ bị đau vùng xương chậu và bụng dưới. Các cơn đau có thể dao động từ âm ỉ cho đến đau dữ dội.

CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU SAU SINH NHƯ THẾ NÀO?

Đối với viêm đường tiết niệu sau sinh, chị em cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng không mong muốn cho sức khỏe, tâm lý, ảnh hưởng quá trình chăm sóc con nhỏ.

Tùy vào tính chất, diễn biến của tình trạng viêm nhiễm mà chị em đang gặp phải, các bác sĩ có thể chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau:

Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu sau sinh nhẹ

Nếu chị em sau sinh chỉ bị viêm nhiễm nhẹ hoặc mới có dấu hiệu xuất hiện cầu khuẩn chưa ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, diễn biến bệnh chậm thì bác sĩ sẽ hạn chế dùng kháng sinh để điều trị. 

Các loại kháng sinh đều có ảnh hưởng không tốt đến sữa mẹ. Do đó, nếu mẹ còn đang cho con bú và mới bị viêm nhiễm nh, thì đôi khi bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ sử dụng phương pháp chữa trị không dùng kháng sinh, như các giải pháp tự nhiên đó là (uống đủ nước; ăn các loại rau củ quả giàu vitamin C…. để tăng cường sức đề kháng tự nhiên.

Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu sau sinh nặng

Nếu chị em phát hiện trong giai đoạn bệnh đã trở nặng và diễn biến phức tạp hơn thì việc sử dụng thuốc là điều dĩ nhiên. Bác sĩ có thể kê các đơn thuốc thảo dược, thuốc hạ sốt, giảm đau hoặc kháng sinh tiêu viêm.

Lúc này các chị em cần tránh tuyệt đối tâm lý cố gắng chịu đựng bệnh nhằm để duy trì sữa cho con. Thực tế thì việc không điều trị viêm niệu đạo sớm chỉ khiến bệnh phát triển nặng hơn, thậm chí là gây suy thận và khiến nguồn sữa mẹ không còn đảm bảo an toàn nữa. Các chị em nên xác định tinh thần chữa bệnh cho mình cũng là giúp con được phát triển an toàn trong thời kỳ sơ sinh.

da khoa hoan cau

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU SAU SINH

Việc nắm được các biện pháp phòng ngừa cũng phần nào giúp chị em tránh được, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

+ Đi tiểu trong vòng từ 6-8 giờ đầu sau khi sinh. Thường xuyên tiểu sạch để bàng quang không bị ứ đọng nước. 

+ Tăng cường nước đầy đủ cho cơ thể để giúp đào thải độc tố, làm sạch đường tiết niệu đồng thời cũng làm tăng lượng sữa mẹ.

+ Hãy ngồi lên và di chuyển nhẹ nhàng ngay khi có thể để giúp hỗ trợ bàng quang, ruột và các cơ quan khác được hoạt động hiệu quả hơn.

+ Nếu khó khăn trong việc đi tiểu, hãy trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.

+ Bổ sung các loại thực phẩm tốt, đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu.

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu quy tụ đội ngũ các chuyên gia giỏi chuyên môn, tận tâm, áp dụng thành thạo các phương pháp tiên tiến để giúp bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian chữa trị, cũng hạn chế nguy cơ tái phát. 

Với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại… giúp chẩn đoán và điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả. Phòng khám cũng tuân thủ yếu tố sạch sẽ, bảo mật thông tin uy tín cho khách hàng.

Những thông tin bị viêm tiết niệu sau sinh và cách điều trị vừa rồi, chị em có thắc mắc cần tư vấn hoặc muốn đặt hẹn, hãy nhấp vào Bảng Chat bên dưới.

da khoa hoan cau