Lịch khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý?

Khám thai định kỳ là một việc làm vô cùng cần thiết đối với tất cả các thai phụ. Bởi từ đó, có thể giúp mẹ bầu sớm phát hiện những bệnh tiềm ẩn của cả hai mẹ con. Đồng thời, thai phụ còn tránh được nguy cơ gây ra những tai biến khi mang thai và sinh nở.

Tuy nhiên, nhiều chị em đang mang thai lại lơ là không quan tâm đến việc khám thai định kỳ hay chưa hiểu rõ lịch khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý? Do đó, bài viết được cung cấp dưới đây đến chị em, sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này.

Lịch khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý?

Lịch khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý?

Lịch khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý? 

   

Theo như các chuyên gia chuyên khoa của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, có những mốc khám thai quan trọng mà các thai phụ cần nhớ như sau:

- Thai kỳ từ 5 – 8 tuần: Trong lần đầu thăm khám, chuyên gia sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe chung của người mẹ, các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và những lần sinh cũng như thụ thai trước đó. Thai phụ sẽ được đo tử cung để làm cơ sở theo dõi tình trạng phát triển của bào thai.

- Thai kỳ từ 11 – 14 tuần: Trong giai đoạn này, các thai phụ sẽ được siêu âm và chỉ định làm xét nghiệm cần thiết, nhằm giúp đo độ mờ sau gáy, dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể gây nên các bệnh như: Down, dị dạng tim, dị tật tứ chi, thoát vị cơ hoành... hoặc phát hiện một số dị tật khác ở thai nhi (thai vô sọ, khe hở thành bụng…)

- Thai kỳ từ 22 – 23 tuần: Mọi đình chỉ thai nghén thường được thực hiện trước tuần 28 của thai kỳ. Do đó, mốc khám thai này rất quan trọng, giúp tầm soát lại các dị tật bẩm sinh cũng như phát hiện các bất thường về hình thái ở thai nhi như: Sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng…

- Thai kỳ từ 31 – 32 tuần: Tại thời điểm này, thai phụ sẽ được tiến hành siêu âm để phát hiện một số bất thường về hình thái xảy ra muộn như các vấn đề ở tim, não, động mạch, như giãn não thất và nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung. Đồng thời, xét nghiệm công thức máu và nước tiểu cũng được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn này.

- Thai 35 – 36 tuần: Lần kiểm tra này nhằm giúp các chuyên gia theo dõi các động mạch tử cung, động mạch rốn, động mạch não… và các chuyên gia cũng kiểm tra nước ối, dây rốn, đo tim thai cũng như chuyển động của thai cũng như dự báo cân nặng của bé lúc sinh.

Lịch khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý?

Lịch khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý?    

 

Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần tiến hành các xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm Rubella, viêm gan, tiểu đường, xét nghiệm Pap… nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung và các bệnh di truyền khác.

Với những mốc khám thai định kỳ quan trọng trên đây, có thể giúp chị em phát hiện sớm và chính xác các dị tật ở thai nhi. Tuy nhiên, không có nghĩa thai phụ chỉ khám siêu âm thai ở những mốc thời gian trên trong suốt thai kỳ, mà còn tùy vào sức khỏe của mẹ và bé, các chuyên gia có thể hẹn chị em thời gian cụ thể để siêu âm lại cũng như làm các xét nghiệm cần thiết.

Lời khuyên:

Các chuyên gia chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo đến chị em rằng, không nên lạm dụng phương pháp khám siêu âm thường xuyên chỉ vì mục đích muốn nhìn thấy thai nhi hoặc chỉ để xác định được giới tính của thai nhi…vì thăm khám liên tục nhưng không có nghĩa là chính xác 100%, nên nhiều bé sinh ra mới phát hiện được dị tật. Chưa kể đến việc siêu âm nhiều cũng gây ra mệt mỏi cho thai phụ khi phải đi lại, chờ đợi, lo lắng và tốn kém về kinh tế.

Vì sự phát triển khỏe mạnh của bé ngay khi còn trong bào thai, việc siêu âm thai vào đúng lịch khám thai định kỳ cần được các mẹ chú ý đặc biệt. Nếu chị em vẫn còn có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấp vào bảng chát tư vấn bên dưới hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 08 3877 6700 sẽ được các chuyên gia giải đáp rõ ràng hơn.

da khoa hoan cau